Để thực hiện quyền bình đẳng giới, Bộ Lao động đã sửa đổi các quy định liên quan vào ngày 7 tháng 11 năm 2001, bãi bỏ yêu cầu người lao động nhập cư không được kết hôn trong thời gian làm việc, và từ ngày 9 tháng 11 năm 2002, hạng mục “khám thai” trong cuộc khám sức khoẻ mỗi 6 tháng một lần sau khi nhập cảnh đã được hủy bỏ. Ngoài ra, “Biện pháp Quản lý khám sức khỏe đối với người nước ngoài đang làm việc tại Đài Loan” đã hủy bỏ yêu cầu khám thai trong cuộc khám sức khỏe định kỳ của nữ lao động nhập cư sau khi nhập cảnh vào năm 2004 và cuộc khám sức khỏe trong vòng 3 ngày sau khi nhập cảnh và 2007; vào năm 2015, hủy bỏ việc khám thai trước khi nhập cảnh. Việc duy trì quyền và lợi ích của người lao động nhập cư mang thai được đảm bảo bởi Điều 30 của Khuyến nghị chung số 26 của Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Luật Bình đẳng giới trong lao động và Luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài ra, nếu người lao động nhập cư được tuyển dụng trong các ngành được áp dụng quy định của Điều 3 Luật Tiêu chuẩn Lao động và Điều 31 của Luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, cũng được áp dụng các quy định liên quan đến luật bảo vệ các bà mẹ. Xét thấy Viện Giám sát và Viện Lập pháp liên tục quan tâm trẻ em và thiếu niên người nước ngoài, đồng thời cân nhắc sự phân bổ độ tuổi của nữ lao động nhập cư chủ yếu là từ 25 đến 34tuổi, thuộc độ tuổi sinh đẻ, trong thời gian làm việc tại Đài Loan, nếu lao động nhập cư có nhu cầu về công việc và sức khỏe như mang thai, sinh con và chăm sóc con cái, và người sử dụng lao động có nhu cầu về nhân lực, đều có thể sử dụng các nguồn hỗ trợ của chính phủ. Để đảm bảo quyền và lợi ích cũng như thúc đẩy sự hài hòa giữa chủ sử dụng lao động và người lao động nhập cư, Bộ Lao động đặc biệt ban hành “Hướng dẫn Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em lao động nhập cư”.